Nội dung
Cấu tạo ổn áp standa ổn áp 3 pha; Cấu tạo bên trong ổn áp standa. Sơ đồ mạch điều khiển ổn áp standa; bo mạch điều khiển ổn áp standa. Nguyên lý của ổn áp 1 pha, Nguyên lý của ổn áp 3 pha. Cấu tạo ổn áp standa 3 pha. Standa.net.vn xin chia sẻ như sau:
Cấu tạo ổn áp standa cơ bản từ 3 bộ phận: Vỏ thép, Bôn hay xuyến quấn dây đồng của máy ổn áp, Bộ phận truyền động và điều khiển của máy ổn áp. Vỏ thép của ổn áp.
Ổn áp có 3 loại dải điện
Ổn áp dải 150v
Loại dải thông thường hay dải thường có dải điện áp vào 150v~250v điện ra 100v; 220v.
Ổn áp dải rộng 90v
Loại dải rộng 90 hay thường gọi dải rộng DR có dải điện áp vào 90v~250v điện ra 100v; 220v.
Ổn áp dải rộng 50v
Loại dải rộng 50 hay thường gọi dải rộng DRI điện áp vào 50v~250v điện ra 100v; 220v.
Cấu tạo ổn áp standa
Cấu tạo ổn áp standa gồm 3 bộ phận: Vỏ thép, Bôn hay xuyến quấn dây đồng của máy ổn áp, Bộ phận truyền động và điều khiển của máy ổn áp Standa.
Vỏ thép ổn áp
Vỏ ngoài bền đẹp chắc chắn với lớp sơn chống trầy xước của ổn áp Standa
Cấu tạo ổn áp standa về: Vỏ thép là phần khung bọc ngoài của ổn áp, có tác dụng bảo vệ các thiết bị điện tử, bộ phận bên trong.
Vỏ thép của ổn áp Standa được làm từ chất liệu tôn sơn chống trầy xước bền bỉ, lớp sơn tĩnh điện 2 lớp bóng đẹp, chống gỉ, chống xước, dễ lau chùi, vệ sinh, đáp ứng khắt khe yêu cầu của khách hàng.
Bôn ổn áp
Đây cũng là phần chiếm chi phí cao nhất trong máy ổn áp. Bôn hay xuyến quấn 100% dây đồng Hàn Quốc nó LÀ PHẦN QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MÁY.
Cấu tạo ổn áp standa về: Bôn hay xuyến quấn dây đồng là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo ổn áp, quyết định sự hoạt động ổn định của ổn áp.
Xuyến quấn dây đồng của ổn áp Standa được làm từ tôn silic đẳng hướng nhập khẩu từ Mỹ.
Chất lượng của loại tôn này đã giúp Standa tạo ra một thế hệ ổn áp bền bỉ, chất lượng cao, cạnh tranh tốt trên thị trường.
Ổn áp Standa sử dụng công nghệ xử lý lõi tiên tiến, nâng cao hiệu suất cho máy và giảm tổn hao điện năng.
Vì dây đồng dẫn điện tốt hơn nên tổn hao nhiệt trên dây đồng ít hơn. Toàn bộ xuyến được quấn bằng dây đồng giúp ổn áp Standa hoạt động hiệu quả, nâng thời hạn bảo hành lên 4 năm, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Cơ truyền động
Hộp truyền động của ổn áp Standa được thiết kế chế tạo bằng thép đảm bảo chắc chắn và có độ bền cao. Hộp chuyển động bằng thép.
Cấu tạo ổn áp standa về: Chổi than (bộ phận tiếp điện rất quan trọng) trong cấu tạo ổn áp Standa được thiết kế hệ chổi than kép có cấu tạo linh hoạt làm tăng khả năng chịu tải và hoạt động một cách êm ái.
Diện tích tiếp xúc của chổi than với mặt quét của ổn áp Standa cao hơn, tạo khả năng dẫn điện tốt hơn nên khi vận hành với dòng điện lớn vẫn không bị nóng, từ đó làm tăng tuổi thọ sản phẩm. cấu tạo ổn áp standa
Hệ thống chổi than kép tăng đô tiếp xúc và linh hoạt giúp ổn áp Standa chịu tải lớn, hoạt động êm ái, bền bỉ.
Mạch điều khiển
Cấu tạo ổn áp standa về: Mạch điều khiển dùng mạch so sánh điện áp giữa ngõ vào và ngõ ra (Mạch này khá đơn giản dùng máy cổng flip-flop, hay còn gọi là IC so sánh), điều khiển 1 động cơ servo di chuyển chổi than trên cuộn dây.
Cụ thể, khi có điện lưới máy ổn áp 1 pha được cấp điện và hoạt động bình thường (lúc này các tụ điện lớn trong mạch điều khiển ổn áp đã được nạp đầy).
Khi mất điện thì chổi than trong máy ổn áp quay về vị trí dải cao tương ứng khoảng 250V trên mặt quét (vì lúc này các tụ điện lớn được xả ra cấp điện DC cho mạch điều khiển hoạt động).
Khi có điện chổi than quay đến vị trí tương ứng để mức điện áp đầu ra là 220V. Sau khoảng vài giây đến vài chục giây khi mà điện lưới ổn định thì Role trong ổn áp 1 pha đóng các tiếp điểm và cấp điện áp ra để sử dụng – lúc này các thiết bị điện đấu sau ổn áp mới được cấp điện.
Vì vậy có thể loại trừ các hiện tượng sốc điên áp bảo vệ thiết bị điện.
Hiện tượng sốc điện được giải thích như sau: Với máy ổn áp không có Auto reset. Khi mất điện và máy ổn áp đang ở trạng thái dải thấp 150V (đối với máy ổn áp dải 150V đến 250V).
Khi có điện lưới cấp cho ổn áp khoảng 220V thì điện áp tức thời của ổn áp 1 pha sẽ cho ra ở mức 320V- tức là rất cao – dẫn đến có thể gây hư hỏng thiết bị điện đang sử dụng. Nên máy ổn áp có tính năng Auto reset là rất cần thiết.
Nguyên lý hoạt động mạch điều khiển:
Bộ điều khiển của ổn áp sẽ mang điện áp ngõ ra so sánh với giá trị đặt ( đặt sẵn 220V), sai lệch này được xử lí để mang đi điều khiển động cơ di chổi than cho đến khi sai lệch này đủ nhỏ chấp nhận được. cấu tạo ổn áp standa.
Tác dụng của tụ điện lớn: Tụ có điện dung đủ lớn để di chổi than về vị trí an toàn khi mất điện.
ổn áp thực chất là 1 máy biến áp tự động điều chỉnh điện áp dưới tải nhờ 1 động cơ DC.
Role ngắt điện áp
Cấu tạo ổn áp standa về: Rơle cắt điện áp (là Rơle chịu dòng lớn) loại sử dụng cuộn hút 24V DC để đóng điện đầu ra cho ổn áp. Quạt làm mát cho ổn áp chỉ xuất hiện với một số loại công suất (máy 10kVA trở nên mới có quạt).
Máy standa chất lượng cao nên trong máy có 3 role (1 role cắt cao, 2 role điều khiển) cắt điện áp tăng khả năng bảo vệ cho thiết bị điện trong nhà .
Aptomat ổn áp
Cấu tạo ổn áp standa về: Aptomat để bảo vệ quá dòng ở đầu vào. Về cơ bản thì Aptomat này chỉ bảo vệ được mức quá dòng, còn trong trường hợp điện áp đầu vào tăng cao do mất pha mát chung (trong khu vực sử dụng nhiều pha) thì ỔN ÁP chỉ bảo vệ được các thiết bị đầu ra (ngắt điện ra qua việc ngắt Rơle) mà không tự bảo vệ được chính máy Ổn áp.
Tiêu hao điện của ổn áp
Dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ giữa cuộn dây trong và cuộn dây lớp ngoài. Máy ổn áp hoạt động theo nguyên lý mạch điều khiển và động cơ Servo Motor 1 chiều.
Thực tế thấy rằng tổn thất điện năng trong máy biến áp (hay ổn áp) gồm hai thành phần cơ bản:
– Thành phần không phụ thuộc vào phụ tải được xác định theo thời
gian làm việc của ổn áp (chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của ổn áp).
– Thành phần phụ thuộc vào công suất phụ tải truyền qua ổn áp. Tổn thất này gây nên sự đốt nóng các cuộn dây ổn áp. Khi sử dụng ổn áp, các thiết bị điện trong gia đình như đèn chiếu sáng, quạt, TV, máy bơm,…thường có hệ số đồng thời thấp khoảng cỡ 0,5 đến 0,6.
Đồng thời động cơ điều chỉnh DC trong ổn áp cũng tiêu thụ 1 lượng điện năng khi làm việc, đặc biệt khi chất lượng điện áp xấu (U < Udm). Điều này dẫn đến tổn thất phụ thuộc tải tăng lên đáng kể.
Qua đó ta thấy, khi sử dụng ổn áp rõ ràng cuối tháng hóa đơn tiền điện tăng lên là hiển nhiên.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý:
– Khi chất lượng điện áp thấp U giảm quá thấp so với Udm ta nên sử dụng ổn áp để nâng cao tuổi thọ cho các thiết bị điện (trường hợp này là bất khả kháng).
– Khi chất lượng điện áp tốt, ổn định thì chúng ta không nên sử dụng vì gây lãng phí.
– Khi không sử dụng, ta nên tắt nguồn cấp cho ổn áp để tránh tổn thất không tải, tăng tuổi thọ cho ổn áp.
– Nên kiểm tra thường xuyên ổn áp, nếu ổn áp nóng, tiếng kêu to…thì ổn áp đã kém chất lượng, gây tổn thất cao.
Bình luận bài viết
Bình luận facebook