Dây điện trung tính là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Dây điện trung tính là gì và Khi nào dây trung tính có dòng điện; Dây trung tính nối đất; Dây trung tính trong mạch điện 3 pha có tác dụng gì; Tại sao dây trung tính nhỏ hơn dây pha; Dây trung tính màu gì; Tại sao phải nối đất lặp lại dây trung tính; Điện 3 pha mất dây trung tính. Đây là những cụm từ liên quan đến “dây điện trung tính” được tìm nhiều trên mạng.

Xin ví dụ về câu hỏi của khách hàng ở Hà Nội

Cho em hỏi nếu đấu nhầm nếu đấu nhầm dây pha và dây trung tính thì mạch điện có sao không? Giải thích hiện tượng?

Chúng tôi xin trả lời:

Chúng tôi chưa rõ là quý khách đang sử dụng điện 1 pha hay 3 pha. Nếu trong trường hợp quý khách sử dụng điện 1 pha thì viêc đấu nhầm này thì không vấn đề gì. Và cũng không có hiện tượng gì sảy ra vì đây là dòng điện xoay chiều.

Còn nếu trường hợp quý khác sử dụng điện 3 pha thì sẽ có rất nhiều vấn đề. Đặc biệt là cháy nổ, chập mạch nếu cầu chì không đứt thì còn ảnh hưởng đến các khối linh kiện bên trong nữa. U pha là 220V nếu đấu nhầm dây trung tính bằng dây pha thì U Pha lên 380V. Nên các linh kiện sẽ bị hỏng.

Xin trở lại bài viết.

Dây điện trung tính là gì

Dây điện trung tính thường được lấy tại trạm biến áp. Dây trung tính đươc hiểu như điểm đất. Và khi truyền tải điện đi xa thì chỉ cần truyền 3 dây pha còn dây trung tính thì không cần. Đó là lý do tai sao trên các đường cao thế chúng ta chỉ thấy có 3 dây pha mà thôi.

  1. Kích thước của dây trung tính nên để bằng dây pha.
  2. Hệ thống điện mất dây trung tính sẽ rất nguy hiểm nhất là điện 3 pha.
  3. Dây trung tính có tác dụng chống nhiễu rất tốt.
  4. Sử dụng dây trung tính để đảm bảo an toàn

Ở nước ta, Điện 1 pha dùng trong các hộ gia đình có 1 dây pha và 1 dây điện trung tính. Điện 3 pha bao gồm 3 dây pha và 1 dây trung tính. Vậy dây trung điện tính là gì?

>>>Xem thêm: Ổn áp standa 45kva 3 pha cần có dây trung tính

Dây điện trung tính (0v) trên ổn áp standa 3 pha
Dây điện trung tính (0v) trên ổn áp standa 3 pha

Khái niệm về 3 loại dây

Dây trung điện tính

Dây trung tính thường gọi là dây mát, trên lý thuyết có cùng điện thế với đất và không gây điện giật như dây nóng. Nhiệm vụ của dây trung tính là giúp cân pha trong mạch điện 3 pha, và giúp kín mạch trong mạch điện 1 pha. Trên thực tế luôn nên thận trọng coi nó như dây nóng. Dây mát có thể có điện thế khác đất, và gây điện giật, khi việc truyền tải điện không cân pha điện áp trên dây mát bằng 5% điện áp trên dây nóng.

Dây nối đất

Dây nối đất nhằm mục đích an toàn. Nó mang dòng điện sinh ra vì bất cứ lý do gì trên bề mặt vật dụng tiêu thụ điện xuống đất, để người sử dụng không trực tiếp bị điện giật vì rò rỉ điện.

Nếu không nối đất, người sử dụng tiếp xúc với vỏ kim loại sẽ có thể bị điện giật. Khi nối đất, điện truyền qua dây đất xuống đất, và không đi qua người (vốn có điện trở lớn hơn dây điện). Ngoài ra, nếu dòng điện rò rỉ lớn, tương đương chập mạch, cầu chì có thể tự động ngắt, tránh cháy nổ.

Lưu ý : không dùng dây mát để làm dây nối đất được, vì dây mát có thể không nối trực tiếp xuống đất và luôn được dùng để mang dòng điện xoay chiều nuôi vật tiêu thụ.

Dây pha

Dây pha còn được gọi là dây nóng, mang dòng điện xoay chiều. Hiệu điện thế biến đổi tùy quốc gia, tùy tiêu chuẩn. Trong một số trường hợp, 2 dây chính đều là dây nóng, có thể từ 2 pha của đường cung cấp 3 pha, hoặc lấy từ biến thế một pha. Một số ổ điện (đặc biệt ổ chỉ có 2 lỗ) không phân biệt chân nóng và chân mát.

Phân biệt dây điện trung tính

Phải đấu dây điện trung tính (0v) cho ổn áp standa 3 pha
Phải đấu dây điện trung tính (0v) cho ổn áp standa 3 pha

Dây trung tính là gì?

Theo tiêu chuẩn IEC và tiêu chuẩn Việt Nam, màu của các loại dây sẽ được quy ước như sau :

– Điện 3 pha:

+ Pha A: màu đỏ.
+ Pha B: màu trắng.
+ Pha C: màu xanh dương.
+ Trung tính: màu đen.
+ Dây nối đất: màu xanh lá sọc vàng.

– Điện 1 pha:

+ Dây trung tính màu đen/xanh/trắng…
+ Dây nóng màu đỏ.

Ngoài ra còn có cách nhận biết dây trung tính thông qua kích thước của dây so với dây pha. Trên thực tế theo như quan sát của chúng tôi, dây trung tính luôn có tiết diện nhỏ hơn dây pha. Các bạn có thể dễ dàng kiểm chứng ở mạng điện hạ thế tại các địa phương.
Có 1 cách nữa để thử là dùng bút thử điện: Thử dây pha bút thử điện sẽ sáng; Thử dây trung tính bút thử điện sẽ ko sáng, vì giữa dây pha với con người có điện áp khoảng 220V, còn dây trung tính là 0V hoặc rất thấp.

Đến đây, chắc các bạn đã biết cách sử dụng dây trung tính hợp lý và biết dây điện trung tính là gì?. Nếu bạn có thắc mắc hay có những ý kiế khác xin hãy coment ở dưới ô bình luận để chúng ta thảo luận sâu hơn về vấn đề này nhé.

— Xem thêm: Công thức tính điện năng tiêu thụ
— Xem thêm:Tính công suất chọn mua ổn áp standa phù hợp

0/5 (0 Reviews)

Bình luận bài viết

Trả lời

Bình luận facebook