Đồng hồ đo điện dùng thế nào?

5/5 - (8 bình chọn)

Đồng hồ đo điện dùng thế nào và Công dụng của đồng hồ đo điện. Cách sử dụng đồng hồ đo điện; Ký hiệu và đại lượng của đồng hồ đo điện; Chức năng của đồng hồ đo điện. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số. Standa.net.vn xin chia sẻ như sau:

Cách sử dụng đồng hồ đo điện

Công dụng của đồng hồ đo điện thường được thể hiện qua việc đo điện áp, dòng điện, thông mạch… Dưới đây là hướng dẫn cách dùng đồng hồ trong từng trường hợp cụ thể.

Đo điện áp

Đối với 2 loại đồng hồ hiển thị bằng kim và đồng hồ hiển thị số, cách đo được thực hiện như nhau.

+ Xoay thang đo sang vùng giá trị điện áp cần đo. Ví dụ: nếu muốn đo điện áp 220VAC, cần xoay núm vặn đến số 250VAC.

Không nên chọn thang đo quá lớn làm kết quả đo không chính xác. Ngược lại, nếu chọn chọn thang đo quá nhỏ có thể dẫn đến gãy kim đo.

Đồng hồ đo điện dùng nhiều trong cuộc sống
Đồng hồ đo điện dùng nhiều trong cuộc sống

+ Khi đo điện áp xoay chiều, cần chọn ở chế độ đo xoay chiều (ký hiệu trên đồng hồ là ACV).

+ Khi đo điện áp một chiều (DC), cần chọn ở chế độ đo một chiều (ký hiệu trên đồng hồ là DCV)

+ Cặp hai que đo vào nguồn cần đo

+ Giá trị điện áp sẽ được thể hiện trên mặt đồng hồ.

Đo dòng điện

Thông thường đồng hồ vạn năng chỉ dùng để đo dòng điện một chiều (DC), không dùng để đo dòng xoay chiều (AC).

Ngoài ra khi đo, cần quan tâm đến giá trị dòng điện cần đo và kiểm tra xem loại đồng hồ bạn đang sử dụng có thể dùng được hay không.

Ví dụ: nếu bạn đang muốn đo dòng tiêu thụ khoảng 1A thì phải đảm bảo rằng đồng hồ bạn đang dùng có thể chịu được dòng đi qua ít nhất là 1A. Trong trường hợp thấp hơn, khi đo sẽ dẫn đến đứt cầu chì.

Cách đo dòng điện một chiều như sau:

+ Chuyển thang đo sang nấc đo dòng điện DC. Tương tự như cách đo điện áp, cần chọn vùng giá trị đo gần với giá trị dòng điện sắp đo.

+ Mắc que đo nối tiếp với nguồn và tải cần đo.

+ Đọc giá trị dòng điện thể hiện qua kim đo hoặc trên mặt số.

Đo thông mạch

Ngoài khả năng đo dòng điện, điện áp, chức năng thực tế mà người ta thường hay dùng nhất là đo thông mạch để biết được đoạn dây bên trong có bị đứt hay không.

+ Chuyển sang thang đo x1 trên khu vực đo Ohm (Ω). Đối với các bạn dùng loại đồng hồ số, chuyển sang chế độ đo thông mạch với ký hiệu .

+ Cặp 2 que của đồng hồ đo vào 2 đầu dây dẫn.

+ Nếu dây dẫn bị đứt, kim đồng hồ sẽ không lên. Trong trường hợp ngược lại, kim đồng hồ sẽ đi lên và còi trên đồng hồ sẽ kêu (tùy loại đồng hồ).

+ Khi dây đứt, kim đồng hồ sẽ đứng yên.

Đây là tính năng rất hữu ích trong thực để kiểm tra công tắc điện, dây tóc bóng đèn, đoạn dây dẫn điện còn tốt hay không.

>>> Tại sao cách lắp đặt ổn áp standa 10kva cần đồng hồ để đo áp.

Công dụng của đồng hồ đo điện

Trong lĩnh vực điện và điện tử, đồng hồ đo điện là dụng cụ không thể thiếu đối với thợ kỹ thuật. Nó được sử dụng để đo điện áp, dòng điện, điện trở, điện dung, kiểm tra diode, transistor… Người ta gọi dụng cụ này là đồng hồ vạn năng.

Đồng hồ vạn năng trước đây có 3 chức năng cơ bản là ampe kế, vôn kế, và ôm kế nên còn gọi là AVO-mét. Sau đó những năm 1970 trở đi bắt đầu có các đồng hồ có thêm các chức năng kiểm tra linh kiện như kiểm tra bóng bán dẫn (transistor, diode), đo điện dung tụ điện C, đo tần số f,…

Công dụng đồng hồ đo số
Công dụng đồng hồ đo số

Đồng hồ vạn năng thường gồm 2 loại: Loại hiển thị bằng kim và loại hiển thị bằng số.

Việc lựa chọn các đơn vị đo, thang đo hay vi chỉnh thường được tiến hành bằng các nút bấm, hay một công tắc xoay, có nhiều nấc, và việc cắm dây nối kim đo vào đúng các lỗ. Nhiều vạn năng kế hiện đại có thể tự động chọn thang đo.

Vạn năng kế điện tử còn có thể có thêm các chức năng sau :

  1. Kiểm tra nối mạch: máy kêu “bíp” khi điện trở giữa 2 đầu đo (gần) bằng 0.
  2. Hiển thị số thay cho kim chỉ trên thước.
  3. Thêm các bộ khuếch đại điện để đo hiệu điện thế hay cường độ dòng điện nhỏ khi điện trở lớn.
  4. Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện, có ích khi kiểm tra và lắp đặt mạch điện.
  5. Kiểm tra diode và transistor, có ích cho sửa chữa mạch điện.
  6. Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
  7. Đo tần số trung bình, khuếch đại âm thanh, để điều chỉnh mạch điện của radio. Nó cho phép nghe tín hiệu thay cho nhìn thấy tín hiệu (như trong dao động kế).
  8. Dao động kế cho tần số thấp, có ở các vạn năng kế có giao tiếp với máy tính.
  9. Bộ kiểm tra điện thoại.
  10. Bộ kiểm tra mạch điện ô-tô.
  11. Lưu giữ số liệu đo đạc (ví dụ của hiệu điện thế).

(Theo Wikipedia)

>>> Xem ngay ổn áp standa giả nhái nhãn hiệu trôi nổi trên thị trường!

Đồng hồ đo điện có những ký hiệu sau

Trên đồng hồ vạn năng kim hiển thị có một số kí hiệu như sau:

· Nội trở của đồng hồ: 20 KΩ /VDC 9KΩ/VDC

· Kí hiệu đo cả dòng xoay chiều và một chiều.

Đồng hồ đo điện loại cơ
Đồng hồ đo điện loại cơ

· Phương đặt đồng hồ:

o ┌┐ hoặc : Phương đặt nằm ngang

o hoặc : Phương đặt thẳng đứng

o Ð : Phương đặt xiên góc (thường là 450)

· Điện áp thử cách điện: 5 KV 

· Bảo vệ bằng cầu chì và diode

· DC.V (Direct Current Voltage): Thang đo điện áp một chiều.

· AC.V (Alternating Current Voltage): Thang đo điện áp xoay chiều.

· DC.A (Direct Current Ampe): Thang đo dòng điện một chiều.

· AC.A (Alternating Current Ampe): Thang đo dòng điện xoay chiều

· Ω: Thang đo điện trở

· 0Ω ADJ (0Ω Adjust): Chỉnh không ôm (chỉnh điểm không động)

· COM (Common): Đầu chung, cắm que đo màu đen

· + : Đầu đo dương

· OUTPUT cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo điện áp thuần xoay chiều

· AC15A cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo dòng xoay chiều lớn cỡ A

>>Xem ngay Tác hại khi dùng ổn áp standa nhái

Đồng hồ đo điện là vật bất ly thân, là tai mắt của dân thợ điện. Chỉ với thiết bị đo này mà các bác sửa được nhiều thiết bị điện gia dụng và công nghiệp khác.

Và chính các bác thợ là những người tư vấn hiệu quả nhất cho các gia đình trong quá trình khắc phục sửa chữa đồ điện bị hỏng.

Đồng hồ đo điện rất quan trọng. Nó là tai mắt cho dân điện và cho cả người những nhà sản xuất ổn áp standa như chúng tôi.

0/5 (0 Reviews)

Bình luận bài viết

Trả lời

Bình luận facebook