Cách đấu ổn áp standa 3 pha

5/5 - (1 bình chọn)

Cách đấu ổn áp standa 3 pha đúng và an toàn rất quan trọng. Ổn áp Standa là thiết bị rất dễ sử dụng nhưng là một thiết bị kỹ thuật máy cần phải tuân thủ một số yêu cầu trong quá trình lắp đặt để máy hoạt động an toàn, ổn định.

Cách Đấu Ổn Áp Standa 3 Pha

STANDA.NET.VN xin hướng dẫn các bạn cách đấu ổn áp Standa 3 pha vào hệ thống điện trong gia đình hay còn gọi là lắp đặt ổn áp Standa.

Ổn áp Standa 3 pha thông thường gồm có 1 đường cấp điện vào và các đầu điện ra. Đầu vào gồm có 4 cọc và đầu ra cũng gồm có các cọc phía dưới.

Tương ứng với mỗi 1 cọc là 1 pha của điện lưới 380V 3 pha.

Đấu đầu vào của Ổn áp Standa 3 pha

— 4 cọc đầu vào (Input) gồm có 3 pha lửa và 1 pha trung tính sẽ đấu tương ứng. 3 pha lửa sẽ đấu vào 3 cọc F1; F2; F3. Dây trung tính sẽ đấu vào cọc 0V.

Lưu ý đầu vào bắt buộc phải có dây trung tính 0V. Nếu không Ổn áp Standa 3 pha sẽ không chạy và dẫn đến nhiều sự cố không mong muốn.

— 4 cọc đầu ra đường 380V 3 pha: đấu đủ 3 dây nóng ở đường điện ra F1; F2; F3 và pha trung tính 0V.

— Nếu muốn lấy điện 220V 1 pha thì đấu 1 dây trung tính 0V và 1 dây vào 1 pha lửa bất kì trong 3 Pha F1; F2; F3 của 3 cọc đầu ra này.

Hướng dẫn lắp đặt ổn áp standa 3 pha
Hướng dẫn lắp đặt ổn áp standa 3 pha

Bước 1: Nối ổn áp Standa 3 pha với điện nguồn

– Kiểm tra bên ngoài của máy xem có nguyên vẹn không. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và xem xét các tải sử dụng có phù hợp với công suất máy không.

– Ngắt nguồn điện trước khi đấu ổn áp vào điện lưới.

– Dây cấp điện cho đầu vào của ổn áp phải đủ lớn và chắc chắn mới đảm bảo cho việc hoạt động của ồn áp và tiết kiệm điện.

– Để đảm bảo an toàn về điện cho người và các thiết bị nên nối đường dây tiếp đất với vỏ máy (đối với ổn áp một pha).

– Với ổn áp 3 pha dây tiếp đất (trung tính) phải được nối thật chắc chắn đảm bảo thì máy mới có thê hoạt động bình thường được.

>>> Xem ngay: ổn áp standa 30kva 3 pha

– Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên ta có thể mở nguồn điện và bật Aptomat khởi động cho ổn áp và thực hiện kiểm tra hoạt động của máy (kiểm tra điện áp vào và điện áp ra, dòng vào, dòng ra).

Bước 2: Sử dụng ổn áp Standa 3 pha

Khi nối đầu ra của ổn áp Standa 3 pha với thiết bị cần phải lưu ý:

– Điện áp của thiết bị phải đúng với điện áp ra ghi ở các đầu ra của ổn áp.

– Ngõ ra phía sau có 4 vị trí: 0V – F1 – F2- F3. Dây chung (0V) được đặt ở bên phải, bên trái là điện áp ra 3 pha F1-F2-F3. Tương ứng với điện áp ra 380V/3F và 200V/3F.

Xem ngay ổn áp standa 20kva 3 pha

0/5 (0 Reviews)

Bình luận bài viết

Trả lời

Bình luận facebook