Nội dung
Biến áp cách ly là gì? Tác dụng biến áp cách ly. Nguyên lý hoạt động của máy biến áp này như thế nào.
Tác dụng biến áp cách ly
– Biến áp cách ly chống nhiễu
Do được cấu tạo từ các cuộn dây nên chúng cũng tồn tại cảm kháng (induction) khá lớn – vốn là “kẻ thù” với các nguồn nhiễu cao tần.
Vì thế các thành phần nhiễu tần số cao trong các nguồn điện lưới sẽ bị suy giảm rất mạnh khi đi qua biến áp cách ly.
Biến áp loại cách ly lọc nhiễu khá tốt, đem lại nguồn điện sạch sẽ hơn khi sử dụng. Máy được dùng nhiều trong các thiết bị âm thanh, trong các bo mạch cao tần.
Biến thế cách ly chống giật:
Các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp được cách điện với nhau nên hiệu điện thế ở 1 điểm trên quận sơ cấp đều bằng 0.
Do đó nếu chạm vào 1 cực vẫn không bị giật. Tuy nhiên nếu ta chạm vào 2 cực khác nhau trên cuộn thứ cấp đều bị giật bình thường.
Nên biến áp cách ly thường sử dụng trong các môi trường ẩm ướt cần được cách ly điện để đảm bảo an toàn khi dùng. Vậy biến áp cách ly là gì?
Biến áp cách ly là gì?
Máy biến áp hay biến thế là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc trên nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều mà vẫn giữ nguyên tần số.
Máy biến đổi tăng điện áp được gọi là máy biến áp tăng áp. Máy biến đổi giảm điện áp được gọi là máy biến áp giảm áp.
Với biến thế cách ly: cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp chỉ ghép với nhau bằng từ, không ghép bằng điện.
Nên cuộn dây sơ cấp và quộn dây thứ cấp cách ly với nhau hoàn toàn.
Trong biến thế cách ly, điện áp AC sơ cấp đi vào cuộn sơ cấp và sinh ra từ trường biến thiên.
Theo định luật cảm ứng điện từ Faraday, sẽ xuất hiện một sức điện động cảm ứng ở các cuộn thứ cấp.
Tùy vào sự chênh lệch số vòng dây giữa cuộn sơ cấp và các cuộn thứ cấp mà có tương quan điện áp khác nhau, có thể tăng thế hay hạ thế (so với điện áp sơ cấp).
Bình luận bài viết
Bình luận facebook